NHỮNG HỆ QUẢ RẤT TIÊU CỰC NẾU TRẺ BỊ BỎ QUA GIAI ĐOẠN “TRƯỜN”, “BÒ”
Con đường tập đi của trẻ có 4 giai đoạn quan trọng nhất. Việc hiểu được tầm quan trọng của 4 giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu khi đứa trẻ chào đời, trẻ có thể cử động tay chân và toàn thân nhưng không thể sử dụng các cử động này để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Cử động mà không di động”.
Giai đoạn thứ 2 khi đứa trẻ hiểu được, có khi kéo dài hàng giờ rằng bằng cách cử động tay và chân theo những hướng nhất định cùng với cử động của bụng trên sàn, nó có thể di chuyển từ điểm A đến điển B. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Trườn”.
Không lâu sau đó diễn ra giai đoạn thứ 3 khi đứa trẻ lần đầu học được cách đánh bại trọng lực, nhổm dậy nhờ tay và đầu gối, di chuyển trên sàn nhanh chóng hơn và khéo léo hơn. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Bò”.
Giai đoạn nổi trội cuối cùng diễn ra khi đứa trẻ học cách đứng trên 2 chân và tập đi, chúng ta đều biết đây là giai đoạn “Bước đi”.
Chúng ta có thể nhận biết được tầm quan trọng của 4 giai đoạn trên nếu coi chúng là các cấp học. Hãy coi giai đoạn thứ nhất, cử động tay chân và thân thể nhưng mà không di động – là thời kì mẫu giáo. Coi giai đoạn thứ hai – Trườn – là trường tiểu học. Coi giai đoạn thứ ba – bò – là bậc trung học. Và coi giai đoạn thứ tư – bước đi – là thời kì học đại học. Trẻ em không thể bỏ qua 1 cấp học nào. Không ai có thể học xong đại học mà không qua các trường lớp phổ thông.
Không có cách nào đi hết 1 con đường nếu bỏ qua 1 chặng đường nào đó, tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về mặt thời gian. Một số trẻ phải mất đến 10 tháng cho giai đoạn trườn và hai tháng cho giai đoạn bò, trong khi một số khác lại trải qua hai tháng trườn, mười tháng bò. Dầu sao thì 4 giai đoạn quan trọng nếu trên luôn luôn diễn ra theo đúng thứ tự.
Nếu vì bất kì một lí do nào đó, một đứa trẻ bỏ qua một chặng đường trên con đường quen thuộc này, chắc chắn đứa trẻ đó không bình thường. Còn nếu bất cứ giai đoạn nào trong 4 giai đoạn cơ bản này không bị bỏ qua hoàn toàn nhưng chỉ được thực hiện sơ sài, chẳng hạn như trường hợp một đứa trẻ bắt đầu tập đi trước khi bò đủ độ cần thiết thì sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực, chẳng hạn như khả năng phối hợp toàn thân không tốt, khả năng tập trung không cao, không hoàn toàn thuận tay trái hay tay phải, lại thêm các vấn đề về khả năng học hỏi – đa phần liên quan đến kĩ năng đọc và viết.
Có thể thấy trườn và bò là các giai đoạn thiết yếu, không chỉ để chuẩn bị cho giai đoạn tập đi mà còn cho hoạt động của não bộ về sau – những giai đoạn mà hai bán cầu não học cách hỗ trợ nhau. Khi thấy một đứa trẻ không trải qua tuần tự các giai đoạn quan trọng, khi ấy chúng ta đang quan sát một đứa trẻ về sau có những biểu hiện bất thường về thần kinh.
______________
Xem thêm: Vận động cho trẻ tại http://giaoductusom.vn/U801/68c_van-dong-tu-som.htm